Tiêu chuẩn SAE là gì ?

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều tới cụm từ “ tiêu chuẩn SAE “, nhớt SAE 40, 50 hay SAE 15W 40, 20W50. Và các bạn đang thắc mắc vậy SAE là gì? Những con số đi kèm với nó biểu thị cho cái gì? Hôm này hãng dầu nhớt SINOPEC Việt Nam chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin và giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

Vậy SAE là gì ?

Đây là tiêu chuẩn SAE do hiệp hội các kỹ sư trong ngành ô tô xe máy đưa ra để thông qua đó phân cấp độ nhớt của các loại dầu nhờn. Và như chúng ta đã biết thì đối với dầu mỡ nhờn bôi trơn độ nhớt gần như là yếu tố quyết định nên tính năng của dầu.

Cấp độ nhớt SAE cho biết độ đặc loãng của dầu nhớt. Tại vì sao lại có những con số đi kèm như: SAE 40, SAE 50. Con số đi kèm càng lớn thì nói lên loại dầu đó có độ nhớt càng đặc và ngược lại, dầu có độ nhớt càng đặc thì khả năng bôi trơn càng tốt và ổn định. Cấp độ nhớt người ta xác định ở nhiệt độ là 100 độ C – Đây là nhiệt độ trung bình của nhớt khi máy móc vận hành ) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao.

Tiêu chuẩn SAE phân dầu nhờn thành 2 loại:

Dầu nhờn đơn cấp: Loại dầu này chỉ có 1 số đi kèm sau như SAE 30, 40, 50 và hạn chế nhiệt độ sử dụng hơn so với dầu đa cấp.

Dầu nhờn đa cấp: loại dầu này thường đi kèm sau là 2 chỉ số như SAE 0W 20, 15W40. Số đứng trước chữ “ W “ để chỉ khoảng nhiệt độ mà dau dong co có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Ví dụ dầu 15W có thể khởi động được ở nhiệt độ -20oC . Còn số đứng sau chữ “ W “ để chỉ độ nhớt dầu nhờn ở 100oC. Ở Việt Nam chúng ta thường thấy loại dầu có độ nhớt 15W40 và 20W50 được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Dầu 15W40 dùng cho xe cũ còn dầu 20W50 thì dùng cho xe mới.

Đa số các loại dầu mỡ bôi trơn đều gặp phải 1 yếu điểm đó là độ nhớt sẽ bị thay đổi theo môi trường xung quanh nơi làm việc. Nghĩa là khi nhiệt độ tăng cao dầu sẽ bị loãng ra và khi nhiệt độ giảm xuống thấp khi mùa đông thì dầu sẽ bị đặc lại. Như chúng tôi đã nói ở trên dầu nhớt đơn cấp sẽ hạn chế nhiệt độ làm việc so với dầu nhớt đa cấp là rất nhiều. Nghĩa là nó chỉ đảm bảo được độ nhớt ổn định khi nhiệt độ môi trường xung quanh cao còn khi nhiệt độ xung quanh giảm xuống thì dầu có thể sẽ bị đặc quánh lại gây khó khăn cho khởi động và tuần hoàn dầu nhớt bên trong hệ thống động cơ.

Từ những nhược điểm này mà các loại dầu đa cấp như 15W 40, 20W 50, 10W 30… được phát triển và đưa vào sử dụng rất nhiều để khắc phục những nhược điểm của các loại dầu đơn cấp. Sỡ dĩ có chứ “W” đó là chữ viết tắt của “ Winter “ dịch sang tiếng Việt là “mùa đông” chỉ khả năng khởi động và lưu thông tuần hoàn của dầu nhớt ở thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Nhớt đa cấp mang rất nhiều lợi điểm, khắc phục mọi yếu điểm của dầu đơn cấp nghĩa là ở mùa hè nhiệt độ cao độ nhớt vẫn ổn định để duy trì bôi trơn. Còn về mùa lạnh thì độ nhớt cũng ít bị đặc và hoàn toàn vẫn giữ nguyên được độ nhớt để giúp hệ thống khởi động cũng như làm việc bình thường.

Trước đây, người ta thường có thói quen sử dụng các loại dầu đơn cấp với chỉ số cao như SAE 30, 40, 50 vì người ta nghĩ rằng độ nhớt càng cao thì càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt. Nhưng bây giờ bằng công nghệ pha chế hiện đại thì thói quen và quan điểm đó đã dần dần thay đổi. Với sự phát triển của hệ phụ gia ưu việt được thêm vào dầu gốc để hoàn thiện thêm những tính năng mà dầu gốc chưa có được thì những loại dầu đa cấp như SAE 15W 40, 20W 50 … được ứng dụng rất nhiều vì chúng vừa đảm bảo độ nhớt ít biến thiên theo nhiệt độ vừa nâng cao công suất, giảm thất thoát nhiên liệu giúp xe vận hành và làm việc ổn định nhất.