Dầu cắt gọt được sử dụng trong việc gia công cắt gọt, tạo hình kim loại rất quan trọng. Dầu cắt gọt có công dụng làm mát động cơ CNC, tăng hiệu quả bôi trơn, đẩy trôi mạt sắt. Đồng thời, dầu cắt gọt kim loại cho mục đích gia công là để tăng tuổi thọ cho máy móc và dụng cụ cắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lựa chọn, sử dụng dầu cắt gọt sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách sử dụng loại dầu như phù hợp với động cơ.
Các loại dầu chính:
Dầu cắt gọt kim loại tiếng Anh là Metalworking fluid hay Cutting fluid có cấu tạo chính là dầu gốc và các chất phụ gia khác được trộn lẫn. Dựa vào cấu tạo và mục đích sử dụng, dầu cắt gọt được chia làm 2 loại chính. Đó là dầu cắt gọt kim loại không pha nước và dầu cắt gọt kim loại pha nước.
Dầu cắt gọt không pha nước: là loại dầu không cần pha thêm dung môi/ nước khi sử dụng. Tùy vào tốc độ của máy CNC, mà loại dầu cắt gọt không pha này có độ nhớt phổ biến là 40oC. Nó được sử dụng nhằm mục đích bôi trơn tốt hơn, hoặc trong giai đoạn gia công ít sinh nhiệt.
Dầu cắt gọt pha nước: so với loại dầu trên, dân kỹ sư cũng không còn quá xa lạ. Loại dầu này hay còn được gọi là dầu làm mát, dung dịch tưới nguội. Khi sử dụng, người dùng cần pha thêm nước/ dung môi để tạo ra dung dịch gọi là nhũ tương. Nhũ tương này thường có màu trắng sữa, trắng đục nhạt hoặc xanh nhạt. Khi khô lại, lớp dầu trở thành lớp màng mỏng bảo vệ cho dụng cụ và chi tiết gia công.
Ngoài ra, trong thành phần của dầu cắt gọt không pha nước còn chứa các chất phụ gia. Các chất phụ gia này có tác dụng làm tăng khả năng bôi trơn máy móc, chống oxi hóa và hiện tưởng gì sét, ăn mòn kim loại,…
Loại dầu này thường được sử dụng trong gia đoạn gia công phát sinh nhiệt lượng lớn. Đồng thời nó được dùng khi mục đích cần bôi trơn không nhiều. Tùy vào mục đích sử dụng cho các loại máy móc khác nhau, mà lượng dung môi cần pha cũng khác nhau. Ví dụ như gia công cắt gọt thì tỷ lệ từ 5-15%, còn mài, làm mát từ 3-7%,…. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào chất liệu kim loại gia công là sắt, thép hay đồng để điều chỉnh tỷ lệ pha hỗn hợp dung môi.
Một vài cách sử dụng dầu cắt gọt hiệu quả:
Đối với dầu không pha nước thì cách sử dụng sẽ vô dùng đơn giản. Khi cần dùng, bạn chỉ cần đổ dầu trực tiếp vào bình chứa dầu. Hệ thống máy sẽ tự động hút dầu lên tưới vào vị trí gia công cơ khí, làm mát và bôi trơn động cơ. Sau thời gian sử dụng, dầu bị tiêu hao ta có thể bổ sung. Nếu dầu không cò đảm bảo chức năng, thì ta thay mới hoàn toàn với các bước như vậy!
Đối với dầu pha dung môi, thì có nhiều cách sử dụng phong phú hơn. Vì nó phụ thuộc vào đặc tính gia công, chất liệu kim loại, tốc độ, chiều sâu vết cắt mà có nhiều cách làm mát/ tưới nguội khác nhau.
+ Phương pháp 1: làm mát gián tiếp bằng tay
Phương pháp này thường dùng khi ta gia công bào, khoan, đục lỗ. Bằng cách sử dụng bình xịt, cọ quét để phủ một lớp dầu mỏng trực tiếp lên kim loại giúp giải hạ nhiệt kim loại. Tuy nhiên phương pháp này lại không làm nguội được triệt để ở vùng cắt như nhiều phương pháp khác.
+ Phương pháp 2: làm mát dòng chảy tự do
Với phương pháp này, dầu làm mát được cung cấp tới bơm cấp hoặc bể chứa trên cao. Sau đó dầu sẽ tưới đến vùng cắt theo dạng dòng chảy không áp suất. Người ta sử dụng phương pháp này khi vùng cắt được cắt với chế độ thấp hoặc gia công đơn chiếc.
+ Phương pháp 3: làm mát với áp suất cao
Trái với phương pháp thứ 2, dầu được cung cấp vào vùng cắt với áp suất và vận tốc cao. Bằng cách sử dụng bơm cấp có áp suất cao, dầu được phun từ mọi phía vào vết cắt. Chính vì vậy, phương pháp này có khả năng làm mát và bội trơn rất tốt và hiệu quả. Vậy nên nó được sử dụng cho việc gia công với chế độ sinh nhiệt lượng lớn. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này thì thiết bị nên được che chắn, và có thể thu hồi được lượng dầu dư.
+ Phương pháp 4: phun dầu cắt gọt làm mát bằng thiết bị chuyên nghiệp
Khi dùng thiết bị chuyên dùng, dung dịch dầu làm mát được phun vào vùng cắt nhờ vào vòi phun khí nén. Áp suất cao từ vòi phun khí nén sẽ phun dầu dưới dạng sương mù. “Sương mù” này sẽ thấm vào từng chi tiết của vết cắt, khiến thiết bị nhanh chóng giảm nhiệt. Phương pháp này được sử dụng với chế độ cắt rất cao và vật liệu khó thi công.
Vậy lựa chọn hãng dầu nào để phù hợp của các loại phương pháp trên? Câu trả lời chính xác chỉ có thể là Caltex.
Caltex là một thương hiệu của công ty Chevron, được coi là ông hoàng dầu khí tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương khi nó xuất hiện và được sử dụng tại hơn 60 Quốc gia, cùng mạng lưới khu vực Trung Đông và miền Nam châu Phi. Công ty Meetc rất vinh dự khi trở thành nhà phân phối chính hãng của loại dầu Caltex này. Sự bền bỉ của động cơ chính là giá trị cốt lõi mà công ty Meetc luôn xây dựng và gửi gắm tới quý khách hàng!
Bài viết cùng chủ đề
Tìm hiểu dầu động cơ xăng và dầu động cơ diesel
Dầu nhớt cho động cơ xăng và động cơ diesel chiếm phần lớn tổng sản [...]
Cách lựa chọn loại dầu nhớt hàng hải chất lượng
Vai trò của dầu nhớt hàng hải Trong quá trình di chuyển trong, dầu nhớt [...]
Dầu cắt gọt pha nước: ưu và nhược điểm.
Dầu cắt gọt pha nước được sử dụng phổ biến trên thị trường. Nó được [...]
Sử dụng mỡ công nghiệp và cách lưu trữ hiệu quả
Mỡ công nghiệp là yếu tố quan trong ngành công nghiệp hiện nay. Nhưng sử [...]
Dầu thủy lực tốt và những chỉ số liên quan
Dầu thủy lực không còn quá xa lạ trên thị trường dầu nhớt hiện nay. [...]
Dầu thủy lực và vai trò quan trọng của nó
Dầu thủy lực không còn quá xa lạ trong ngành công nghiệp nặng. Nhưng không [...]